Gần đây, tôi được biết mẹ ra sức giúp đỡ tiền bạc cho người cháu bên họ ngoại của bà.
Tôi cũng có trải nghiệm như nhân vật trong bài viết Đánh mất cuộc đời vì làm 'cây ATM' của gia đình.
Khi còn trẻ kiếm được tiền tôi dành dụm gửi biếu bố mẹ khi ông bà xây nhà dù ông bà chẳng thiếu tiền. Tôi cứ nghĩ đồng tiền mình kiếm ra biếu ông bà sẽ khiến ông bà vui, như vậy cũng là chút lòng hiếu thảo của con cái với bố mẹ.
Lúc đó ông bà cũng vui nhưng sau này khi tôi lấy chồng và có giai đoạn con nhỏ, kinh tế khó khăn, phải ở nhà thuê, lương không đủ sống, lại bị trầm cảm sau sinh thì mẹ tôi bỏ mặc, nhờ bà chuyện gì cũng rất khó khăn dù ông bà có rất nhiều đất đai nhà cửa.
Lúc đó tôi cũng thấy ân hận vì lúc trước kiếm được tiền không biết để dành cho bản thân phòng khi cơ nhỡ, nhưng tôi cũng cố gắng thông cảm cho mẹ, nghĩ chắc mẹ không có tiền mặt, muốn giúp mà không xoay sở được.
Nhưng gần đây khi cháu trai bên họ ngoại của bà sắp lấy vợ thì bà lừa bố tôi bán đất để lén cho tiền. Đến lúc này tôi mới hiểu đó là do mẹ tôi nghĩ bà đã có công đẻ ra tôi thì tôi phải báo hiếu, còn bà chỉ vun vén cho bên ngoại của bà.
Nỗi buồn về tiền bạc một thì nỗi tổn thương về tâm lý là mười. Nhiều đêm tôi mất ngủ, tự hỏi người đẻ con ra mà không thương con ruột cháu ruột của mình thì sao lại lấy chồng đẻ con, sao không ở vậy mà chăm lo cho dòng họ của mình.
Bươn chải hơn mười năm, tôi cũng không còn quá khó khăn, nhưng tổn thương tâm lý vẫn còn nên nhiều khi tôi chỉ muốn cắt đứt mối quan hệ để đỡ suy nghĩ, chuyên tâm làm việc, chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.
Rút kinh nghiệm từ những tổn thương mà con cái phải chịu hoặc xào xáo trong gia đình mà những người sống bao đồng có thể gây ra. Tôi thỉnh thoảng cũng tâm sự với các con mình rằng anh em nên yêu thương nhau.
Nhưng nếu sau này một đứa cứ dựa dẫm, đòi giúp đỡ một cách vô lý thì đứa kia không có nghĩa vụ phải đáp ứng vô điều kiện. Vì việc luôn đáp ứng những đòi hỏi phi lý của người khác không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và gia đình mà còn làm hại chính người được giúp, tước đi cơ hội trưởng thành và năng lực sống tự lập của họ, khiến họ ngày càng trở nên dựa dẫm, ỷ lại.
Tuy vậy, từ một góc độ khác, hồi đó mẹ tôi từ chối không giúp tôi vào lúc khó khăn nhất cũng giúp tôi hiểu ra cuộc đời này không thể dựa dẫm vào ai khác ngoài bản thân mình.
Từ đó tôi cũng tự xác định không trông chờ bố mẹ sẽ cho mình chút gì vì cách sống bao đồng của mẹ tôi sớm muộn cũng tiêu tan hết tài sản.
Từ đó tôi tự học quản lý tài chính cá nhân, biết cách chi tiêu và dành dụm từ thu nhập của mình để có khoản đề phòng lúc cơ nhỡ. Tôi tự an ủi rằng đây cũng là trong cái rủi có cái may.
https://vnexpress.net/gui-tien-cho-bo-me-nhung-ho-lanh-lung-luc-toi-gap-kho-khan-4633798.html
Tôi cũng có trải nghiệm như nhân vật trong bài viết Đánh mất cuộc đời vì làm 'cây ATM' của gia đình.
Khi còn trẻ kiếm được tiền tôi dành dụm gửi biếu bố mẹ khi ông bà xây nhà dù ông bà chẳng thiếu tiền. Tôi cứ nghĩ đồng tiền mình kiếm ra biếu ông bà sẽ khiến ông bà vui, như vậy cũng là chút lòng hiếu thảo của con cái với bố mẹ.
Lúc đó ông bà cũng vui nhưng sau này khi tôi lấy chồng và có giai đoạn con nhỏ, kinh tế khó khăn, phải ở nhà thuê, lương không đủ sống, lại bị trầm cảm sau sinh thì mẹ tôi bỏ mặc, nhờ bà chuyện gì cũng rất khó khăn dù ông bà có rất nhiều đất đai nhà cửa.
Lúc đó tôi cũng thấy ân hận vì lúc trước kiếm được tiền không biết để dành cho bản thân phòng khi cơ nhỡ, nhưng tôi cũng cố gắng thông cảm cho mẹ, nghĩ chắc mẹ không có tiền mặt, muốn giúp mà không xoay sở được.
Nhưng gần đây khi cháu trai bên họ ngoại của bà sắp lấy vợ thì bà lừa bố tôi bán đất để lén cho tiền. Đến lúc này tôi mới hiểu đó là do mẹ tôi nghĩ bà đã có công đẻ ra tôi thì tôi phải báo hiếu, còn bà chỉ vun vén cho bên ngoại của bà.
Nỗi buồn về tiền bạc một thì nỗi tổn thương về tâm lý là mười. Nhiều đêm tôi mất ngủ, tự hỏi người đẻ con ra mà không thương con ruột cháu ruột của mình thì sao lại lấy chồng đẻ con, sao không ở vậy mà chăm lo cho dòng họ của mình.
Bươn chải hơn mười năm, tôi cũng không còn quá khó khăn, nhưng tổn thương tâm lý vẫn còn nên nhiều khi tôi chỉ muốn cắt đứt mối quan hệ để đỡ suy nghĩ, chuyên tâm làm việc, chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.
Rút kinh nghiệm từ những tổn thương mà con cái phải chịu hoặc xào xáo trong gia đình mà những người sống bao đồng có thể gây ra. Tôi thỉnh thoảng cũng tâm sự với các con mình rằng anh em nên yêu thương nhau.
Nhưng nếu sau này một đứa cứ dựa dẫm, đòi giúp đỡ một cách vô lý thì đứa kia không có nghĩa vụ phải đáp ứng vô điều kiện. Vì việc luôn đáp ứng những đòi hỏi phi lý của người khác không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và gia đình mà còn làm hại chính người được giúp, tước đi cơ hội trưởng thành và năng lực sống tự lập của họ, khiến họ ngày càng trở nên dựa dẫm, ỷ lại.
Tuy vậy, từ một góc độ khác, hồi đó mẹ tôi từ chối không giúp tôi vào lúc khó khăn nhất cũng giúp tôi hiểu ra cuộc đời này không thể dựa dẫm vào ai khác ngoài bản thân mình.
Từ đó tôi cũng tự xác định không trông chờ bố mẹ sẽ cho mình chút gì vì cách sống bao đồng của mẹ tôi sớm muộn cũng tiêu tan hết tài sản.
Từ đó tôi tự học quản lý tài chính cá nhân, biết cách chi tiêu và dành dụm từ thu nhập của mình để có khoản đề phòng lúc cơ nhỡ. Tôi tự an ủi rằng đây cũng là trong cái rủi có cái may.
Truc Ly Tran
https://vnexpress.net/gui-tien-cho-bo-me-nhung-ho-lanh-lung-luc-toi-gap-kho-khan-4633798.html
Tags:
Xã hội